Việt Nam chi hơn 1,9 tỷ USD nhập khẩu ngô dù giá tăng mạnh

Theo thống kê, sản lượng ngô nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam ước đạt hơn 1,9 tỷ USD. Dù là một trong những đất nước nông nghiệp nhưng sản lượng ngô của Việt Nam vẫn còn quá thấp, không đáp ứng được nhu cầu thị trường và các ngành sản xuất khác. Thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam có thể kể đến Argentina, Brazil và Ấn Độ. Đặc biệt, giá ngô trong thời gian vừa qua không hề thấp và còn tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giá lương thực tăng mạnh trên thế giới được cho là do nhu cầu hồi phục của thế giới sau đại dịch. Nhiều ngành công nghiệp ở Việt Nam cần đến ngô nên mặc dù giá cao nhưng sản lượng nhập khẩu vẫn trên đà tăng mạnh trong thời gian tới.

Sản lượng ngô nhập khẩu tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm

Nhập khẩu ngô các loại trong 8 tháng đầu năm đạt 6,9 triệu tấn, trị giá trên 1,91 tỷ USD. 8 tháng đầu năm, mỗi tấn ngô có giá bình quân 278,9 USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 8 tháng đầu năm đạt 6,9 triệu tấn, trị giá trên 1,91 tỷ USD, giảm 2,8% về khối lượng nhưng tăng 32,2% về kim ngạch. Tính ra, 8 tháng đầu năm, mỗi tấn ngô có giá bình quân 278,9 USD. Tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam

Argentina là thị trường nhập khẩu ngô lớn nhất của Việt Nam
Argentina là thị trường nhập khẩu ngô lớn nhất của Việt Nam

Ngô nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ 3 thị trường Argentina, Brazil và Ấn Độ. Trong đó, Argentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam với 3,3 triệu tấn. Tương đương 986,8 triệu USD, giá 298,7 USD/tấn. Giá nhập khẩu tăng 47,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, đạt 1,4 triệu tấn, tương đương 300,6 triệu USD. Giá nhập khẩu ở mức 220,6 USD/tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ 2020.

Ngô nhập khẩu từ Ấn Độ 8 tháng qua tăng 56,2% về lượng. Và 49,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Ước đạt 1,1 triệu tấn, tương đương 305,9 triệu USD. Giá nhập khẩu từ Ấn Độ là 280,6 USD/tấn. Tổng lượng nhập khẩu ngô cả năm 2020 đạt gần 12,1 triệu tấn, tương đương 2,39 tỷ USD. Giá nhập khẩu ngô năm 2020 bình quân đạt 198 USD/ tấn, giảm 2,1% so với 2019.

Nguyên nhân giá ngô tăng cao

Giá tăng do nhu cầu cao nhưng nguồn cung khan hiếm
Giá tăng do nhu cầu cao nhưng nguồn cung khan hiếm

Ngô là nông sản tăng giá mạnh nhất trong thời gian gần đây do nhu cầu hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 và sau dịch tả lợn Châu Phi, nhất là ở Trung Quốc, trong khi nguồn cung trên toàn cầu vốn đã eo hẹp có nguy cơ sẽ càng khan hiếm do thời tiết khô hạn kéo dài ở Brazil, và cung tiền mặt dư thừa cũng góp phần đẩy giá ngô nói riêng và các hàng hóa nói chung tăng lên. Giá ngô tăng trong khi nhiều ngành sản xuất vẫn cần ngô nguyên liệu. Nên việc nhập khẩu vẫn vô cùng cần thiết.

Theo Bộ Tài chính, từ tháng 10/2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu chính như ngô, lúa mỳ liên tục tăng cao, kéo theo giá thức ăn đi lên. Tổ chức Lương thực Thế giới đánh giá, dù ngô là cây lương thực phổ biến tại Việt Nam, được trồng tại 8 vùng sinh thái nông nghiệp trên cả nước nhưng năng suất và sản lượng vẫn thuộc loại thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Do đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn mặt hàng này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *