Người đại diện giám sát thi công cần nắm rõ các quy trình sửa chữa nhà

Việc phải sửa chữa lại những ngôi nhà đã hư hỏng, xuống cấp có nhiều nguyên nhân khác nhau như: một phần ngôi nhà bị hư hỏng sau lâu ngày sử dụng, xây nhà trên mảnh đất nền móng không kiên cố, ổn định hoặc do thời tiết có thể làm hỏng ngôi nhà của bạn. Việc sửa chữa nhà trên nền móng cũ là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp.

Vì vậy cần phải có người giám sát toàn bộ quá trình thi công sửa chữa. Người giám sát này phải có những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong thi công và sửa chữa. Nhiệm vụ của người giám sát là rất quan trọng để đảm bảo quá trình sửa chữa căn nhà theo đúng tiến độ với mức giá hợp lý nhất. Dưới đây là quy trình sửa nhà bạn nên biết để giám sát nhà thầu, đảm bảo nhà thầu thực hiện đúng quy trình và chất lượng.

Lý do cần giám sát nhà thầu thi công cải tạo nhà

Gia chủ nên quan tâm quy trình sửa nhà để có thể giám sát nhà thầu một cách hiệu quả nhất. Nếu không có thời gian, có thể nhờ người quen giám sát công trình. Đặc biệt là những người quen có chuyên môn về xây dựng sẽ giám sát tốt hơn. Hoặc gia chủ có thể lựa chọn hợp tác với đơn vị sửa nhà uy tín – tin cậy để có hợp đồng rõ ràng, được sửa nhà đúng quy trình và đúng tiến độ là bàn giao. Không cần mất thời gian giám sát từng hạng mục sửa nhà.

Người giám sát sẽ có trách nhiệm quản lý khối lượng và chất lượng công trình, đảm bảo quyền lợi cho chủ nhà. Với khả năng và chuyên môn của mình sẽ đảm bảo cho chủ nhà có được mức chi phí sửa nhà thích hợp và sửa nhà chất lượng nhất, công trình tạo ra được như mong muốn, bền đẹp lâu hư. Gia chủ nếu không thể tự giám sát thì nên lựa chọn cá nhân hoặc đơn vị có thể gửi gắm niềm tin.

Những ngôi nhà đã quá cũ kỹ cần được cải tạo ngay
Người giám sát thi công phải là người có kinh nghiệm trong xây dựng

Nhiệm vụ của người giám sát thi công là: Kiểm tra, đôn đốc tiến độ của nhà thầu. Giám sát vật tư để yêu cầu nhà thầu làm việc đúng nguyên tắc, không lãng phí. Sau đó nghiệm thu công trình sau khi công trình được sửa chữa hoàn tất. Đồng thời, người giám sát cũng đảm bảo nhà thầu thực hiện tốt chế độ an toàn lao động, tránh được các rủi ro trong quá trình thi công.

Kiểm tra tình trạng hư hỏng của ngôi nhà

Để ngôi nhà của bạn được hoàn hảo nhất sau sửa và việc thi công sửa chữa được diễn ra tốt nhất, thuận tiện nhất bạn hãy kiểm tra và lập danh sách những hạng mục cần sửa chữa. Bên ngoài nhà bạn cũng cần cân nhắc việc sửa chữa xong sẽ tiến hành sơn một lớp sơn mới cho ngôi nhà của bạn để có được vẻ ngoài mới mẻ hơn, chống được ẩm mốc từ lớn sơn cũ. Đối với bên trong bạn hãy xem xét kỹ trên trần nhà và những bức tường xem có bị nứt nẻ và có hiện tượng rò rỉ hay không.

Quy trình sửa chữa và cải tạo nhà

Sửa nhà khác với xây nhà, vì xây là làm mới còn sửa chỉ cải tạo lại những chỗ hư hỏng trong nhà. Vì thế, quy trình làm việc cũng khác nhau. Tùy vào nội dung cần sửa chữa căn nhà như chống thấm chống dột, thiết kế trang trí nội thất, đập phá tường xây lại nhà, chuyển đổi công năng nhà ở, làm nhà vệ sinh, làm thêm tầng lầu,… Như đã nói, sửa nhà khác với xây nhà; tùy vào nội dung sữa chữa mà chia thành nhiều quy trình, công đoạn khác nhau. Trên thực tế, sửa nhà bao gồm 2 công đoạn chính là xây dựng cơ bản và phần hoàn thiện:

– Phần xây dựng cơ bản

  • Phá bỏ phần muốn sửa.
  • Tiến hành xây sửa.
  • Lắp đặt điện nước.
  • Các công tác cấu kiện suốt quá trình xây sửa nhà.
Quy trình thi công cải tạo và sửa chữa nhà ở rất phức tạp
Công việc sửa chữa nhà đôi khi còn phức tạp hơn nhiều so với việc xây mới

– Phần hoàn thiện căn nhà

  • Sơn tường, lát gạch sàn, đóng trần nhà.
  • Lắp đặt bồn nước, bóng đèn, máy lạnh, máy sưởi.
  • Làm mộc phần cửa, cầu thang, nhà bếp.
  • Lắp đặt rèm cửa, làm tủ âm tường.
  • Kiểm tra lại xem có sai sót trong quá trình thi công và báo cho nhà thầu chỉnh sửa. Làm đẹp bề mặt và gia cố lại những chỗ sai sót.
  • Nhà thầu làm vệ sinh và bàn giao công trình. Khách hàng thanh toán và nhà thầu nhận bảo hành công trình theo đúng quy định trong hợp đồng.

Các vấn đề khác liên quan đến việc sửa chữa

Khi muốn cải tạo lại nhà ở, bạn cần lưu ý những vấn đề khác như:

  • Vận chuyển nội thất ra khỏi khu vực thi công.
  • Chuẩn bị các điều kiện về điện, nước cho thi công.
  • Chuẩn bị vật tư, tập kết vật tư tại nơi thi công.
  • Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sửa nhà cho cả gia đình và người tu sửa.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh trong quá trình thi công. Đặc biệt là che chắn nội thất trong nhà tránh bụi bẩn trong thi công.

Trên đây là quy trình sửa nhà cơ bản, nếu gia chủ muốn giám sát nhà thầu thì nên tham khảo để biết thêm thông tin. Hy vọng những kiến thức trên sẽ thực sự bổ ích cho gia đình của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *