Ngành hoa kiểng, cây giống tỉnh Bến Tre khó khăn do dịch bệnh

Bến Tre là một trong những tỉnh thành trồng hoa kiểng nhiều nhất trên cả nước. Dịch bệnh kéo dài khiến “Vương quốc hoa kiểng” chịu ảnh hưởng nặng nề. Cây giống hoa kiểng khó tiêu thụ, ít người mua khiến hàng hóa tồn đọng rất nhiều, người nông dân không hoàn được vốn. Hàng trăm nghìn cây giống của người trồng cây giống không tìm được đầu ra. Sức mua thị trường giảm mạnh đến 70% so với cùng kỳ những năm khác. Chính quyền tỉnh Bến Tre cũng khuyến khích người trồng hoa kiểng tỉnh Bến Tre nên cân nhắc giảm số lượng trồng hoa Tết. Điều này nhằm hạn chế rủi ro không tìm được đầu ra vào dịp Tết Nguyên Đán năm nay. Đồng thời có nhiều chính sách để hỗ trợ người nông dân có đầu ra sản phẩm, sản xuất, ổn định cuộc sống.

“Vương quốc hoa kiểng” Bến Tre thất thu

Từ lâu tỉnh Bến Tre được mệnh danh là “Vương quốc hoa kiểng và cây giống” của khu vực. Tuy nhiên, hiện nay, do dịch bệnh Covid-19 mà đầu ra của cây giống ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất cây giống là nghề truyền thống của người dân tỉnh Bến Tre cung cấp cho thị trường khắp cả nước, xuất khẩu cả sang Campuchia, Lào. Chỉ tính riêng tại huyện Chợ Lách, hàng năm sản xuất được khoảng 40 triệu sản phẩm hoa kiểng, cây giống các loại, đem lại nguồn thu rất lớn cho hộ gia đình, cung ứng cho thị trường hoa kiểng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cây giống tiêu thụ chậm, tồn rất nhiều

Cây giống không tiêu thụ được, tồn đọng hàng trăm nghìn cây
Cây giống không tiêu thụ được, tồn đọng hàng trăm nghìn cây

Thế nhưng ở thời điểm này, cây giống tại tỉnh Bến Tre tiêu thụ chậm. Sức mua giảm hơn 70% so cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu bán ở thị trường nội tỉnh và các tỉnh lân cận. Đầu ra khó khăn, kéo theo giá cả sụt giảm, nhà nông thất thu. Theo các hộ sản xuất cây giống ở tỉnh Bến Tre giá cây giống đã giảm hơn 30% so cùng vụ các năm trước. Trong đó các loại giống cây mít, ổi, mãng cầu… rất khó tiêu thụ.

Ông Huỳnh Trần Quốc Phi, là chủ 6 trang trại sản xuất cây giống tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đang tồn động hơn 200 nghìn sản phẩm cây giống các loại chia sẻ: “Sản lượng cây giống năm nay ít hơn năm rồi. Giá trên thị trường chỉ còn 15-20%, giảm 70-80%. Có những loại sụt giá rất sâu như cây mít giảm 30%, cây mãng cầu, cây ổi giảm hơn 50%. Bây giờ có nhiều loại rất khó bán. Gần đây dịch bệnh đâu có đi đâu được, chỉ có một vài đơn hàng lẻ từ Tây Nguyên vào chứ đâu có nhiều. Năm nay, chúng tôi khó khăn lắm”.

Bến Tre khuyến khích giảm diện tích trồng hoa dịp Tết

Khuyến khích người dân giảm diện tích trồng hoa kiểng Tết
Khuyến khích người dân giảm diện tích trồng hoa kiểng Tết, tránh rủi ro

Ngoài diện tích các loại kiểng truyền thống đang được chăm sóc. Nhà nông đang bắt tay vào xuống giống các loại hoa tươi để cho cây trổ hoa trúng dịp Tết. Do dịch bệnh Covid-19 trong tỉnh Bến Tre cũng như cả nước đang bùng phát, việc chăm sóc, tiêu thụ hoa kiểng sẽ gặp khó khăn nên chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre lưu ý người dân nên thu hẹp diện tích trồng hoa kiểng, trồng ít hơn các năm trước. Đặc biệt, đối với các loại hoa tươi chỉ bán được dịp Tết cổ truyền cần giảm diện tích để tránh rủi ro trước nguy cơ dội hàng, rớt giá.

Trồng hoa kiểng Tết là nghề truyền thống của nông dân tỉnh Bến Tre. Mỗi năm, địa phương duy trì hơn 15.000 sản phẩm hoa kiểng Tết. Trong đó hơn 50% là hoa tươi như các loại cúc, vạn thọ, mào gà, mã đình hồng… Địa phương có mô hình trồng hoa kiểng Tết nhiều nhất là huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc… Đem lại nguồn thu nhập cho nông dân đến hàng trăm triệu đồng/vụ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *