Lí giải lí do BĐS không giảm giá ồ ạt khi dịch bệnh tăng cao

Bất chấp đại dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp, lượng người quan tâm đến việc mua nhà ngày càng giảm, tuy nhiên, giá bất động sản vẫn tăng chứ không hề giảm ổ ạt như mọi người vẫn nghĩ. Mặc dù thị trường bất động sản tháng 8 có suy thoái nhưng nhìn chung vẫn có những tín hiệu tích cực tại một số tỉnh phía Bắc. Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản tại các tỉnh này là nhờ việc kiểm soát dịch bệnh và tác động tích cực của cơ sở hạ tầng.

Do đó, rất có thể trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát, thị trường bất động sản sẽ bước sang một trang mới. Đây cũng là lý do khiến giá bất động sản không giảm mạnh dù dịch bệnh tăng cao và gia tăng áp lực lên dòng tiền.

Mức độ quan tâm bất động sản giảm

Theo báo cáo thị trường BĐS tháng 8/2021 vừa được Batdongsan.com.vn công bố có thể thấy bức tranh chung của thị trường BĐS khá ảm đạm do ảnh hưởng của dịch COVID -19 kéo dài.

muc-do-quan-tam-bds-giam
Mức độ quan tâm bất động giảm trên diện rộng

Theo đó, lượng tin đăng về các sản phẩm BĐS trên toàn quốc giảm 58%. Mức độ quan tâm giảm 27% so với tháng 7 và so với cùng kỳ tháng 8/2020. Lượng tin đăng về các sản phẩm BĐS trong tháng 8/2021 giảm tới 75%. Mức độ quan tâm giảm giảm 39%. Mức giảm mạnh nhất được ghi nhận tại các tỉnh, thành phố có số ca mắc COVID -19 tăng cao. Chẳng hạn như: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Nội

Giá nhà có giảm do Covid -19?

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Việt An Hòa, đưa ra nhận định trên tại buổi tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Giá nhà có giảm do Covid-19?” diễn ra chiều 12/8. Theo ông Quang, thị trường bất động sản đang có xu hướng tạm lắng có kiểm soát. Có nghĩa là, các doanh nghiệp bất động sản và nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị sẵn cho việc giảm về khối lượng giao dịch.

Vì vậy thị trường không xảy ra tình trạng giảm giá bán ồ ạt. Có chăng chỉ diễn ra với các bất động sản có giá hơn 20 tỉ đồng. Nhà đầu tư chưa tái cơ cấu được thì sẽ giảm giá 3-5%. Tuy nhiên, người mua phải thương lượng trực tiếp chứ người bán không chủ động rao giảm.

Thị trường BĐS sau khi bệnh dịch kiểm soát

Nhìn từ các nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng kinh tế và bất động sản vẫn có xu hướng phát triển sau dịch. Ông Quang cho rằng nếu dịch bệnh được kiểm soát trong tháng 10, thì thị trường bất động sản sẽ mang một trạng thái mới.

thi-truong-sau-dich
Thị trường BĐS sau dịch sẽ bước sang trang mới

Đầu tiên, thị trường sẽ đi ngang trong 3 tháng đầu. Đây là giai đoạn các chủ đầu tư tái định vị lại sản phẩm để phù hợp với thị trường và tâm lý đầu tư hiện nay. Sau đó, thị trường sẽ có sốt nhẹ trong vòng 3 tháng. Giá sẽ tăng khoảng 15%. Kế tiếp, thị trường sẽ đi xuống khoảng 6 tháng. Đến một mức nào đó sẽ hòa nhập theo diễn biến chung của nền kinh tế.

Giá bán thứ cấp không có xu hướng giảm

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc CBRE Việt Nam, dẫn số liệu khảo sát do CBRE thực hiện tại khu vực Thành phố Thủ Đức. Nơi mà 3-4 năm trước đây đón nhận lượng cung rất lớn. Và cũng là nơi có rất nhiều nhà đầu tư mua nhiều sản phẩm. Cho biết trên thị trường thứ cấp xuất hiện một số dự án mà các nhà đầu tư chấp nhận bán giá thấp hơn kỳ vọng trước đây.

Một căn hộ có giá khoảng 5 tỉ đồng vào năm 2019-2020, từng được kỳ vọng sẽ bán với giá 6,5 tỉ đồng. Nhưng nay đang chào bán khoảng 6 tỉ đồng. “Tình trạng này không diễn ra ồ ạt. Mà chỉ xuất hiện ở một số sản phẩm, tại một số dự án. Do nhà đầu tư phải giảm giá bán kỳ vọng để thanh khoản nhanh hơn. Nhìn trên bình diện chung, giá bán thứ cấp không có xu hướng giảm. Đặc biệt ở các khu vực tâm điểm”, ông Kiệt cho biết. Ông Kiệt cho biết thêm CBRE cũng có cuộc khảo sát tương tự tại thị trường Hà Nội. Kết quả cho thấy hầu như không có dự án nào có xu hướng giảm giá trên thị trường thứ cấp.

Chưa xuất hiện tình trạng bán tháo

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, cho rằng lúc này có nhiều người khó khăn. Nhưng cũng có nhiều người vẫn còn tiền mặt. Trong kinh doanh, khó khăn của người này lại là cơ hội của người kia. Và bất động sản luôn luôn là kênh mà hầu hết người dân đều mong muốn hướng đến.

Người Việt Nam có văn hoá sở hữu. Nên bất động sản là kênh được ưu tiên nhiều nhất. Hiện thị trường không phải khủng hoảng đóng băng như những năm trước. Mà do dịch bệnh nên tạm dừng. Chủ đầu tư không triển khai bán hàng, xây dựng được. Các chính sách phong toả cũng khiến nhà đầu tư, khách hàng không thể đi xem nhà đất để xuống tiền được. Do đó, nếu dịch bệnh được kiểm soát, việc đi lại thuận tiện hơn, thị trường sẽ trở lại bình thường. Thậm chí còn tăng hơn rất nhiều bởi vì yếu tố lạm phát.

ban-thao-bds
Thị trường đang tạm ngưng do dịch bệnh

“Hiện chưa xuất hiện tình trạng bán tháo cắt lỗ mà chỉ có bán giảm lời. Nghĩa là trước dịch họ kỳ vọng đầu tư vào bất động sản lời 20% thì nay họ bán với mức lợi nhuận kỳ vọng 10%. Và họ sẽ chọn một trong nhiều bất động sản họ đang có để bán chứ không phải bán ồ ạt”, ông Phúc nói.

Triển vọng thị trường BĐS

Nhận định về triển vọng thị trường bất động sản sau dịch bệnh, ông Phúc dự đoán, nếu Việt Nam tiêm vắc xin theo đúng kế hoạch, tỷ lệ tiêm đạt 70-80% dân số thì mọi thứ sẽ trở lại trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, việc thị trường bất động sản có quay lại trạng thái bình thường hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tâm lý. Sau dịch, chủ đầu tư phải chắc chắn sẽ cân nhắc thời điểm đưa sản phẩm ra kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Thu nhập của người mua cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên nhà đầu tư sẽ cân nhắc an toàn và kỹ lưỡng hơn.

Dịch bệnh ở Việt Nam nghiêm trọng hơn trong 3 tháng trở lại đây. Vậy nên độ thấm của thị trường chưa thực sự rõ ràng. Với kịch bản thứ nhất, nếu dịch bệnh được kiểm soát thì thị trường sẽ phát triển trở lại và thu hút nhà đầu tư. Còn nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và các nhà đầu tư vẫn có tâm lý e dè, thì thị trường có thể trầm lắng kéo dài. Kịch bản này có nhiều khả năng xảy ra. Sẽ có những sản phẩm khó tiếp cận với khách hàng hơn. Nhà đầu tư muốn bán ra buộc phải giảm bớt lợi nhuận kỳ vọng. Đây là cơ hội cho phía người mua. Mặc dù trường hợp này thường không phổ biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *