Định hình thị trường BĐS hậu Covid – 19 với 3 xu hướng

Đại dịch Covid 19 cùng với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng lần này đã thúc đẩy sự bùng nổ của một số xu hướng sẵn có. Điều này đã biến bất động sản trở thành một trong những kênh đầu tư sinh lời cốt lõi và ít rủi ro nhất. Ở những thành phố lớn, bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch, trong tương lai buộc phải phát triển theo một cách khác.

Thông thường, các NĐT nhận ra các xu hướng hậu suy thoái khá chậm và cũng sẽ trở nên cẩn trọng hơn trước các tín hiệu hồi phục. Kịch bản phát triển tiếp theo của thị trường bất động sản sẽ khá dễ đoán. Và tất nhiên đi kèm với nó là những sự khác biệt so với trước kia. Đại dịch Covid lần này đã và đang định hình thị trường BĐS theo 3 xu hướng mới. Cùng đón đọc bài viết để biết đó là 3 xu hướng gì nhé.

BĐS sẽ định hình lại xu hướng phát triển

Từ trước tới nay, các nhà kinh tế và nghiên cứu bất động sản thường sử dụng dữ liệu từ những biến động thị trường trong giai đoạn khủng hoảng trước đó. Để đưa ra nhận định về triển vọng thị trường tương lai. Chia sẻ tại tọa đàm mới đây, GS Nguyễn Minh Hoà, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển Tp.HCM chỉ ra 3 đặc điểm dễ nhận thấy, có thể trở thành xu hướng đầu tư, phát triển thị trường BĐS hậu Covid-19. Vị GS này cho biết, dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ trên thế giới. Đặc biệt ở các thành phố lớn, đông dân. Sau dịch, trong phát triển đô thị hay thị trường BĐS có thể sẽ định hình hình lại xu hướng phát triển của mình để phù hợp với thực tiễn.

thi-truong-bat-dong-san-2021
Thị trường BĐS sẽ được định hình phát triển lại

Đặc thù sau suy thoái

Nguyên nhân của cuộc suy thoái mới nhất là khá đặc thù. Vì vậy hoàn toàn có thể cho rằng thời kỳ hậu suy thoái sẽ xuất hiện nhiều xu hướng mới hơn so với trước kia. Xu hướng suy thoái và hậu suy thoái rõ ràng nhất có thể được nhận ra dựa trên thái độ đối với rủi ro. Nhìn chung, suy thoái thường xảy ra bởi tâm lý chủ quan trước rủi ro. Và thời kỳ hậu suy thoát sẽ xuất hiện khi thị trường có những bước tiếp cận đề phòng hơn. Suy thoái có thể được nhận ra trong nhiều lĩnh vực. Đơn cử như sự nhảy vọt về giá vàng; sự tăng giá của những cổ phiếu hưởng lợi từ COVID-19; sự chuyển dịch đầu tư vào các bất động sản cốt lõi ít rủi ro với khả năng sinh lời ổn định.

Năm 2021 đã ghi nhận về sự chuyển dịch đầu tư này. Với 71% thương vụ đầu tư bất động sản trên toàn cầu trong 3 tháng đầu năm tập trung vào các sản phẩm đầu tư cốt lõi, tạo thu nhập ổn định và ít rủi ro. Các nhà đầu tư thường ít quan tâm đến các cơ hội phát triển ngay sau cuộc khủng hoảng.

3 xu hướng phát triển sau dịch

Xu hướng 1

Thứ nhất, trong dịch Covid-19 nhận thấy, các thành phố lớn đông dân có mật độ dân cư cao chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch. Hầu hết các TP có trên 10 triệu dân đều thiệt hại do dịch. Điều này đặt ra cho các nhà quy hoạch là nên phát triển thành phố lớn hay các thành phố quy mô vừa và nhỏ; vấn đề giãn dân ra các khu vực lân cận TP lớn cũng là điều cần được nghĩ đến sau khi dịch được đẩy lùi. Còn nếu phát triển đại đô thị thì phải là tổ hợp nhiều đô thị nhỏ. Chứ không phải là một TP quá lớn như bây giờ.

Xu hướng 2

Thứ hai, thực tế đợt giãn cách xã hội cho thấy, cách ly thành công chủ yếu ở khu chung cư, cao tầng hơn là các khu phố. Những dãy phố, hẻm quá nhỏ không cách não giãn cách được; không cách nào cách ly thành công số lượng dân cư quá đông. Ngược lại, chung cư thì khác. Có thể cách ly từng tầng, từng căn hộ. Công thêm thời gian cách ly không quá lâu. Do đó, ở góc nhìn phát triển đô thị thì trong tương lai nén đô thị lại tốt hơn. So với việc phát triển dân cư trải đều như hiện nay.

do-thi-nen
Xu hướng đô thị nén thay thế cho trải dài dân cư

Xu hướng 3

Thứ ba, dịch hành hoành ở các thành phố lớn. Dẫn đến xu hướng bỏ phố về quê càng rõ nét. Con người có xu hướng tìm đến các vùng đất mới, rộng lớn hơn, cách xa TP ồn ào. Để tìm đến cuộc sống bình yên. Gắn liền với thiên nhiên với lối sống sinh thái. Do đó, BĐS tỉnh sẽ có cơ hội phát triển hậu Covid-19.

Cuối cùng, các hoạt động của thị trường bất động sản thường yên tĩnh nhất trong thời kỳ hậu suy thoái. Và sau đó sẽ bùng phát trở lại mạnh mẽ hơn. Khi được thúc đẩy bởi nhu cầu toàn cầu dành cho các không gian có chất lượng tốt hơn cũng như các nhu cầu tái sử dụng các loại tài sản thừa cung trong thời kỳ suy thoái. Đây có thể là thời gian mà sự cạnh tranh giữa các thị trường bất động sản toàn cầu trở nên yên ắng nhất. Tuy nhiên cũng là thời gian mà đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *