Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp BĐS thích nghi với dịch Covid-19

COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia, người dân và cả doanh nghiệp. Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả của nó là một trong những thách thức lớn nhất mà các công ty bất động sản phải đối mặt trong thời đại ngày nay.

Phát triển BĐS bền vững trong thời đại kỹ thuật số là một trong những tình huống khó xử hiện nay mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Khi mà dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tác động tiêu cực đến thị trường. Vì vậy, chuyển đổi số để thích ứng với tình hình mới được coi là giải pháp cần thiết của mọi doanh nghiệp bất động sản. Trong trường hợp này, các công ty triển khai chuyển đổi kỹ thuật số sớm chừng nào thì có sức chống chịu tốt chừng đó. Đồng thời, chuyển đổi kỹ thuật số giúp các công ty chuẩn bị thích ứng với việc “ sống chung với đại dịch” và nắm bắt cơ hội để đạt được những bước đột phá.

Thách thức trước đại dịch

Theo Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ BĐS Sen Vàng Nguyễn Thị Bích Ngọc, dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn. Nhất là gây ra nhiều thách thức đối với DN kinh doanh BĐS. Do vậy, mỗi DN cần chủ động lên kịch bản riêng cho đơn vị mình. Nhằm để sẵn sàng đối phó và thích ứng.

thach-thuc-cua-bds
Bất động sản gặp khó trước đại dịch Covid 19

Hiện trên thị trường, có 2 phân khúc đất nền và bất động sản công nghiệp là có nhiều “điểm sáng”. BĐS bị ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh. Thế nhưng đây vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nên giá vẫn cao. Điều này cũng có thể lý giải là do khan hiếm nguồn cung; giá nguyên vật liệu tăng và các địa phương vừa điều chỉnh giá đất.

Kỷ nguyên số hóa thu hút sự quan tâm từ DN BĐS. Bởi nó giúp xây dựng những mô hình kinh doanh mới, liên quan đến chuyển đổi số. Nhằm đảm bảo duy trì hoạt động trong điều kiện buộc phải giãn cách xã hội. Tuy nhiên, DN BĐS đang phải đối mặt với 5 thách thức lớn. Gồm chính sách pháp lý; sự biến đổi khó lường của đại dịch; sức chịu đựng; khả năng phục hồi nền kinh tế sau đại dịch; chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu; áp lực lớn từ ách tắc nguồn cung khiến chủ đầu tư khó khăn về nguồn vốn…

Thay đổi linh hoạt để thích ứng

Theo bà Ngọc, khó khăn sẽ buộc các doanh nghiệp bất động sản phải linh hoạt thay đổi. Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các phân khúc còn khan hiếm trên thị trường. Đặc biệt là nhà ở có giá bình dân dành cho người thu nhập còn hạn chế. Quá trình hướng tới phát triển bền vững có thể chậm. Nhưng phải chắc chắn.

chuyen-doi-so
DN BĐS ứng dụng chuyển đổi số để phát triển bền vững

“Trong bối cảnh kinh tế số thay đổi từng ngày, từng giờ, doanh nghiệp bất động sản phải áp dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo trên các “mặt trận” kinh tế, xã hội, môi trường trong tiến trình phát triển bền vững. Ngoài việc đáp ứng sự thay đổi của thị trường, chủ đầu tư phải nghiên cứu kỹ hơn về những thay đổi của khách hàng, nhà phân phối. Thậm chí là cả đối thủ của mình. Từ đó, xây dựng giải pháp phù hợp cho DN. Quá trình hướng tới phát triển bền vững có thể chậm nhưng phải chắc chắn” – bà Nguyễn Thị Bích Ngọc chia sẻ.

Xu hướng chuyển đổi công nghệ số – xu hướng tất yếu

Chuyên gia kinh tế Tạ Văn Thành cho biết. Ứng dụng công nghệ số trở thành xu hướng toàn cầu. Thúc đẩy chuyển đổi, ứng dụng công nghệ số vào thị trường BĐS Việt Nam là tất yếu. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Từ việc giãn cách, hạn chế tiếp xúc, công nghệ số đã chứng minh sự ưu việt trong quảng bá sản phẩm. Đó là kết nối thông tin, tăng tương tác giữ chủ đầu tư và khách hàng.

Dịch Covid-19 chính là nhân tố thúc đẩy chuyển đổi số nhanh chóng của doanh nghiệp bất động sản. Để hướng tới phát triển bền vững. Nhìn lại từ năm 2020 đến nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã đầu tư mạnh cho các trang giao dịch trực tuyến; ứng dụng công nghệ đa nền tảng để kết nối. Tại Việt Nam, có khoảng 56 công ty “chào sân” trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tới 80% trong số này lại là công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài. Hoặc công ty nước ngoài.

chuyen-doi-so
Ứng dụng công nghệ số vào thị trường bất động sản Việt Nam – Xu hướng tất yếu

Cần có chế tài minh bạch hóa, số hóa

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của từng doanh nghiệp bất động sản vẫn cần sự trợ giúp của Nhà nước. Trước tiên, đó là việc số hóa dữ liệu. Hiện doanh nghiệp bất động sản rất khó tìm kiếm các bản đồ quy hoạch 1/2000 được tích hợp trên các nền tảng số. Duy nhất có Thành phố Hồ Chí Minh đã làm được việc này, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong vấn đề tìm kiếm.

Còn tại những địa phương khác, các doanh nghiệp bất động sản đang phải chủ động tìm kiếm mối quan hệ, cách thức để có được bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/2000. Thực tế việc áp bản đồ này vào từng dự án cũng sẽ rất khó khăn nếu không thực hiện chuyển đổi số. Do đó, yếu tố cần thiết đầu tiên chính là đồng bộ dự liệu quản lý thông tin về đất đai, mã hóa công văn chỉ thị liên quan.

Các chuyên gia đều chung quan điểm, bên cạnh sự nỗ lực của DN vẫn rất cần sự vào cuộc từ cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện nay, DN BĐS rất khó để tìm kiếm bản đồ quy hoạch 1/2000 được tích hợp trên tảng số. Chỉ có TP Hồ Chí Minh làm được việc này. Muốn đưa vào thực hiện một cách rộng rãi cần đồng bộ dữ liệu quản lý thông tin về đất đai, mã hóa công văn chỉ thị liên quan… Hay nói cách khác là số hóa dữ liệu của Nhà nước. Những thủ tục này cũng cần được cơ quan chức năng Nhà nước công nhận. Để tránh tranh chấp, rủi ro, giảm bớt tiêu cực, phiền hà trong quá trình giao dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *