Cấu trúc và cấu tạo một ngôi nhà dân dụng là gì?

Cấu trúc và cấu tạo một ngôi nhà dân dụng là gì, gồm những bộ phận nào? Ngôi nhà được hình thành bởi sự kết hợp theo những nguyên tắc nhất định, đi từ quá trình xây dựng đến khi hoàn thiện thiết kế ngôi nhà bao gồm các bộ phận chính sau đây. Đằng sau một ngôi nhà đẹp, bền vững là một cấu trúc nhà tốt, vững chắc.

Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ các bộ phận kết cấu của một ngôi nhà dân dụng để các bạn hiểu thêm về không gian sống của mình được hình thành như thế nào. Vui lòng kéo xuống để đọc bài viết nhé! Tìm hiểu các bộ phận kết cấu của một ngôi nhà dân dụng là bước đầu tiên trong quá trình thiết kế một ngôi nhà hoàn chỉnh của các kiến trúc sư. Vì vậy đối với chủ đầu tư, hiểu rõ về các bộ phận kết cấu sẽ dễ dàng biết được những bộ phận cần sửa chữa, cải tạo, xây mới cho ngôi nhà của mình.

Kết cấu phần móng của ngôi nhà

Cấu trúc và cấu tạo phần móng. Móng nhà là thành phần liên kết với nền đất chống đỡ các yếu tố của công trình và không gian bên trên. Móng bao gồm tường móng, trụ móng và đế móng. Phần móng còn bao gồm các thành phần kỹ thuật như: bể nước ngầm, bể phốt, các đường ống cấp thoát nước, đôi khi có đường điện, đường điện thoại…

Kết cấu phần móng của ngôi nhà 
Kết cấu phần móng của ngôi nhà
  • Móng cóc: Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu… Móng cóc có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.
  • Móng băng: Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
  • Móng cọc: Là loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu.
  • Móng bè: Đây là loại móng trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Thường dùng cho công trình có tầng hầm hoặc nơi có nền đất yếu.
  • Móng gạch: Loại móng truyền thống được sử dụng để xây nhà từ thời xưa. Tuy nhiên, không được dùng móng này xây trên nền đất yếu. Chỉ thích hợp xây nhà cấp 4 hoặc nhà tạm.

Kết cấu phần thân của nhà

  • Cột: là kết cấu chống đỡ lực nén thẳng đứng.
  • Dầm: là thành phần nằm ngang, chống đỡ lực tác dụng thẳng góc theo chiều dài của dầm. Dầm là cấu kiện vượt qua không gian giữa các cột. Cột và dầm hình thành hệ kết cấu khung và liên kết các cột đi lặp lại trong không gian.
  • Tường: là thành phần thẳng đứng, có nhiệm vụ ngăn cách các phòng với nhau và với bên ngoài, đỡ những tấm sàn. Mái che và truyền xuống móng trọng lượng của bản thân chúng và của những cấu kiện khác. Theo vị trí, tường được chia ra:

_ Tường bao: có nhiệm vụ che kín ngôi nhà, bảo vệ bên trong bởi thời tiết.

_ Tường ngăn: có nhiệm vụ ngăn cách giữa các phòng.

Theo chức năng, tường được chia ra:

Kết cấu phần thân của nhà
Kết cấu phần thân của nhà

_ Tường chịu lực: Tường chịu lực tác dụng từ trên xuống dưới. Tường ngăn thường hỗ trợ tường chịu lực để tăng tính ổn định.

_ Tường không chịu lực: Tường chỉ chịu tải trọng bản thân nó và không liên kết với kết cấu khung. Để trở thành hệ thống chịu tải. Chúng tự do bố trí thay đổi để phù hợp với ý thích hoàn cảnh.

Sàn: là tấm bê tông cốt thép đặt nằm ngang và phẳng có nhiệm vụ phân cách giữa các tầng và lớp đỡ lát. Sàn tựa trên tường chịu lực và trên các dầm của khung chịu lực.

Cầu thang: là bộ phận dùng cho việc đi lại giữa các tầng nhà cầu thang trong vào giữa sân với trong nhà cầu thang ngoài.

Kết cấu phần mái nhà

Mái nhà là bộ phận che chở cho ngôi nhà.. Phần mái đưa ra trước công trình để không cho nước mưa rơi từ trên mái xuống. Hoặc trước gọi là máy đua. Nước được tập trung vào hệ thống máng tôn. Sau đó chảy vào ống đứng và đổ vào hệ thống thoát. Cửa trời là cửa để chiếu sáng tầng giáp mái.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *