Nhà bếp là không gian không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà vì là nơi để chúng ta nấu ăn, là nơi cất trữ lương thực và là nơi để các thành viên tụ họp bên nhau trong mỗi bữa ăn. Đối với hầu hết ngôi nhà thì nhà bếp sẽ thường được bố trí ở tầng trệt của ngôi nhà để tiện cho việc sinh hoạt. Và đối với những ngôi nhà có diện tích nền nhỏ thì rất khó trong việc thiết kế nhà bếp do không gian nhà bếp cũng chiếm một phần diện tích khá lớn.
Trong văn hóa người Á Đông, phong thủy nhà bếp luôn được coi trọng vì nó phản ánh sự no đủ, sung túc của gia đình. Do đó mà khi thiết kế và xây dựng nhà bếp, gia chủ phải luôn tính toán đến các yếu tố về phong thủy. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn những nguyên tắc vàng trong phong thủy nhà bếp để có thể phát huy tài vận, gia đình luôn sung túc, êm ấm.
Mục Lục
Vị trí đặt bếp có phong thủy tốt tuân theo “tọa hung hướng cát”
Theo phong thủy, hướng đặt bếp phải hợp với cung và bổn mạng. Đặt bếp “tọa hung hướng cát” (có nghĩa là đặt bếp quay lưng với hướng xấu và hướng bếp ra cung cát) là vị trí tốt nhất. Bếp nấu đặt ở hướng lành để có thể trấn áp được luồng khí hung. Và thu hút được khí lành. Như vậy sẽ giúp cho tài lộc của chủ nhà luôn hưng vượng.
Đặt bếp quay lưng với hướng xấu để đốt hiểm họa xấu cho gia chủ. Còn hướng cát hướng ra phương hướng tốt tạo nguồn năng lượng tốt, sức khỏe và tài lộc cho gia đình. Thiết kế nhà bếp hợp phong thủy là công việc khá phức tạp. Bởi có rất nhiều khu vực cần bố trí, không để ý rất dễ phải cấm kỵ trong phong thủy. Do đó, chuyên gia phong thủy lưu ý khi thiết kế nhà bếp, cần đặc biệt lưu tâm những nguyên tắc vàng này.
Tránh để lửa và nước gặp nhau
Hỏa khí của bếp nấu và thủy khí của hệ thống nước trong nhà bếp vốn xung khắc với nhau. Vì thế, khi thiết kế, bếp nấu và vòi nước không nên đặt cạnh nhau. Theo ý nghĩa đó, bếp nấu và tủ lạnh cũng không nên đặt cạnh nhau. Cần tuyệt đối tránh thế bếp nấu bị kẹt giữa hai yếu tố thủy. Như vòi nước, tủ lạnh, máy giặt, bồn rửa bát… Thủy hỏa bất tương dung cũng xảy ra. Khi bếp đặt trên bể nước, bể phốt hoặc gần nhà vệ sinh. Nếu điều kiện không gian cho phép, chúng ta hãy tránh các thế này. Đối với các gia chủ không gian hạn hẹp không thể thay đổi. Thì có thể dùng phương pháp hóa giải của phong thuỷ Chính Phái.
Bố trí nhà bếp phải đảm bảo “tàng phong tụ khí”
Nguyên tắc phong thủy nhà ở cho rằng khi bố trí bếp trong nhà ở phải đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí” (tức phải tránh gió để được tụ khí). Do đó khi thiết nhà bếp cần tránh các hướng bị gió thốc. Với ý nghĩa đó, nhà bếp nên được bố trí ở phía sau ngôi nhà. Cách cửa chính càng xa càng tốt vì cửa chính là nơi không khí lưu động. Khiến khí bị tán chứ không tụ lại được. Tuy nhiên không vì thế mà thiết kế phòng bếp bị đóng kín. Vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới vận thế của ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. Bếp cần có ít nhất một mặt thoáng, giúp căn phòng thông thoáng, sạch sẽ. Khi thiết kế, cần tránh các hướng gió lùa là được.
Lưu ý về màu sắc của bếp
Theo phong thủy, nhà bếp mang tính Hỏa. Vì thế, màu sắc thuộc hành Mộc như màu xanh lá cây sẽ là lựa chọn phù hợp nhất (Mộc sinh Hỏa). Màu xanh lá sẽ giúp không gian bếp trở nên mát mẻ, tạo cảm giác thư giãn. Và thúc đẩy tương sinh cho căn bếp. Nếu bạn lỡ chọn màu sắc khác cho gian bếp. Thì có thể bố trí một vài chậu cây cảnh trong căn bếp để trung hòa. Ngoài màu xanh lá thì gam màu trắng cũng là màu sắc được ưa chuộng cho gian bếp bởi nó mang lại sự sang trọng. Màu trắng dễ dàng phù hợp với bất kỳ không gian nào, nó giúp kích thích các giác quan, tạo cảm giác hào hứng mỗi khi vào bếp.