Bất ngờ trước sự kỳ vĩ của những tòa nhà chọc trời siêu cao

Kỷ lục tòa nhà cao nhất thế giới theo thời gian liên tục bị phá vỡ bởi những công trình kiến   trúc táo bạo hơn. Liệu điều này có khiến công chúng quên đi mục đích ban đầu của những công trình kiến   trúc này, và tập trung hơn vào giá trị độc đáo mà những tòa nhà chọc trời mang lại. Chỉ sau hơn một thế kỷ, sự thống trị của thị trường “nhà chọc trời” đã dần chuyển từ Mỹ sang Đông bán cầu.

Tòa nhà Taipei 101 của Đài Loan, Trung Quốc là tòa nhà tiếp theo giữ kỷ lục này, khởi công từ năm 2004. Hiện tại, tòa nhà cao đến 163 tầng, cao hơn 800m so với bầu trời Dubai mang tên Burj Khalifa đã trở thành biểu tượng mới của những tòa nhà chọc trời trên toàn thế giới. CNN chỉ ra rằng, ngoài mục đích xây dựng văn phòng hay nhà ở, mục đích cao nhất là việc thể hiện đòn bẩy kinh tế và công nghệ ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc xây dựng. Những tòa nhà chọc trời như Petronas hay Burj Khalifa còn là biểu tượng, là thước đo giá trị thương hiệu quốc gia đó.

Khái niệm về những tòa nhà chọc trời siêu cao

Khái niệm về những tòa nhà chọc trời siêu cao
Khái niệm về những tòa nhà chọc trời siêu cao

Năm 2014, thế giới bước vào thời kỳ bùng nổ số lượng nhà chọc trời, với gần 100 tòa nhà cao trên 200 mét được xây dựng. Trang nghiên cứu The Towel Info nhận định, trong những năm gần đây, các nước phát triển nổi lên như trung tâm của các tòa nhà cao tầng thế hệ mới, đặc biệt là tại các khu đô thị của Nhật Bản hay Trung Quốc, nơi tấc đất quý hơn vàng. Những công ty kiến trúc nổi tiếng nhất thế giới, gồm BIG, Foster + Partners, Zaha Hadid Architects và Dorte Mandrup, sắp trình làng những tòa nhà chọc trời siêu phẩm. Theo Hiệp hội cao ốc và đô thị, các tòa nhà cao hơn 300 m được xếp loại là những tòa nhà chọc trời siêu cao.

Kể từ khi Tòa nhà Chrysler ở New York trở thành tòa nhà chọc trời siêu cao đầu tiên trên thế giới vào năm 1930, hơn 170 tòa nhà siêu cao đã được xây dựng trên khắp thế giới với số lượng tăng nhanh trong những năm gần đây. Kỷ lục 26 tòa nhà cao hơn 300 m được hoàn thành vào năm 2019. Nhiều tòa nhà chọc trời siêu cao được xây dựng bởi các công ty lớn, chuyên nghiệp về tòa nhà. Chẳng hạn như Kohn Pedersen Fox, Skidmore Owings và Merrill và Adrian Smith + Gordon Gill. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hãng kiến trúc, các công ty xây dựng đang tham gia vào hoạt động này và đang dần nổi tiếng.

10 tòa nhà chọc trời siêu cao

Dưới đây là 10 tòa nhà chọc trời siêu cao; được thiết kế bởi các tên tuổi lớn trong ngành kiến ​​trúc sẽ hoàn thành trong vài năm tới:

Tháp Vista Tower, Chicago, Mỹ

Tháp Vista Tower, Chicago, Mỹ
Tháp Vista Tower, Chicago, Mỹ

Dự kiến ​​mở cửa vào cuối năm nay. Vista Tower là một bộ ba tòa tháp bằng kính thông nhau được thiết kế bởi Studio Gang; công ty kiến ​​trúc Mỹ do Jeanne Gang sáng lập. Tọa lạc dọc theo sông Chicago, cả ba tòa nhà chọc trời sẽ có mặt tiền gợn sóng bằng kính màu xanh lam. Với tòa tháp cao nhất đạt 348 m.

50 Hudson Yards, New York, Mỹ

Theo kế hoạch ​​hoàn thành vào năm 2022, nhưng 50 Hudson Yards đã hoàn thành vào đầu năm nay. Khối văn phòng cao 308 m được thiết kế bởi Công ty kiến ​​trúc Foster + Partners (Anh quốc). Gồm 3 khối tòa nhà được sắp đặt theo dạng xếp bậc. 50 Hudson Yards có phần bê tông và lõi thép và mặt tiền bằng kính.

The Spiral, New York, Mỹ

Dự kiến hoàn thành vào năm tới, The Spiral sẽ là tòa tháp văn phòng cao 314 m do Công ty BIG (Đan Mạch) của Kiến trúc sư Bjarke Ingel thiết kế. Tòa nhà chọc trời siêu cao được đặt tên theo cảm hứng và thiết kế của khu vườn bậc thang bao quanh.

The One, Toronto, Canada

The One là một siêu phẩm khác của Foster + Partners sẽ hoàn thành trong vài năm tới. Dự kiến ​​khai trương vào năm 2023, tòa tháp chung cư cao 306 m đang được xây dựng ở Toronto. Lớp ngoại thất màu đồng nhạt sẽ bao phủ mặt tiền của tòa nhà chọc trời; chia thành từng khối theo từng cấp độ.

Tháp Bestseller, Brande, Đan Mạch

Kế hoạch của Dorte Mandrup đối với tòa nhà chọc trời cao 320 m này ở thị trấn Brande của Đan Mạch là biến tòa nhà thành “tòa nhà xanh”, như cam kết của công ty Dorte Mandrup Arkitekter về kiến trúc xanh bền vững. Dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2023. Tháp Bestseller sẽ bao gồm một khách sạn và văn phòng; với một cụm các tòa nhà thấp tầng cũng được quy hoạch xung quanh.

The Towers, Miami, Mỹ

Dự án siêu cao tầng thứ ba của Norman Foster. Dự án gồm hai tòa nhà chọc trời ở Miami, đều cao 320 m. Dự án này được phê duyệt sau khi chính quyển Miami nâng giới hạn chiều cao cho các tòa nhà. Các tòa nhà liên kế sẽ chứa 660 căn hộ và hoàn thành vào năm 2023.

Tháp C, Thâm Quyến, Trung Quốc

Tháp C, Thâm Quyến, Trung Quốc
Tháp C, Thâm Quyến, Trung Quốc

Zaha Hadid Architects đã lên kế hoạch cho một cặp tòa nhà chọc trời siêu cao được kết nối với nhau. Tháp C cho một khu tài chính mới ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Tòa tháp cao nhất sẽ cao gần 400 m; với hai cấu trúc được liên kết bằng khu vườn xanh bậc thang.

Tháp Torch, Tokyo, Nhật Bản

Kiến trúc sư người Nhật Sou Fujimoto đang thiết kế phần trên cùng của Tháp Torch, cao 390m. Dự kiến ​​sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Nhật Bản. Dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2028. Dự án là sự hợp tác giữa Sou Fujimoto Architects và Mitsubishi Jisho Sekkei.

Dự án Gehry, Toronto, Canada

Dự án siêu cao ốc này đã trải qua nhiều lần xem xét; kể từ khi ý tưởng thiết kế được đưa ra năm 2013. Hiện tại, tòa tháp cao nhất là 298 m. Hai tòa nhà chọc trời sẽ được bao phủ bởi các tấm nhôm.

1200 Bay Street, Toronto, Canada

Mặc dù đang trong giai đoạn lập kế hoạch, 1200 Bay Street là ứng cử viên cho tòa nha chọc trời cao nhất Canada với 324 m. Công ty Jacques Herzog của Pierre de Meuron đã thiết kế tòa tháp có tỷ lệ chiều cao và chiều rộng là 3:1, nên tòa nhà trông có vẻ mỏng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *