Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI kỳ vọng mở rộng tại Việt Nam

Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Mà không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bao gồm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.  Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập hoặc mua vốn góp). Tại Việt Nam, số doanh nghiệp FDI năm 2021 vẫn ổn định so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù tình hình dịch bệnh gia tăng.

Theo dự đoán, tổng số vốn FDI thực hiện có thể tăng cao hơn nữa so với năm 2020. Các doanh nghiệp đang kỳ vọng mở rộng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng. Tới 27,6% so với cùng kỳ, vốn FDI giải ngân cũng tăng 2%. Đây là tín hiệu đáng mừng, tạo đà phục hồi kinh tế sau dịch bệnh.

Lo ngại một số FDI có thể dịch chuyển sản xuất khỏi Việt Nam

Theo đại diện JETRO, dù hàng tồn kho trước mắt sẽ gặp khó khăn. Nhưng tình hình hiện nay chưa đến mức phải xem xét khả năng rút khỏi thị trường Việt Nam. Trước lo ngại một số FDI có thể dịch chuyển sản xuất khỏi Việt Nam trong một vài tháng tới. Nếu Việt Nam không sớm kiểm soát được dịch bệnh, đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) chia sẻ. Dù hàng tồn kho trước mắt sẽ gặp khó khăn, nhưng tình hình hiện nay chưa đến mức phải xem xét khả năng rút khỏi thị trường Việt Nam. Hoặc thu hẹp quy mô hoạt động. Bởi việc di dời trong thời gian ngắn là không khả thi. Mà cần nhiều năm để xây dựng một hệ thống sản xuất hoàn chỉnh.

Lo ngại một số FDI có thể dịch chuyển sản xuất khỏi Việt Nam
Lo ngại một số FDI có thể dịch chuyển sản xuất khỏi Việt Nam

Phương án giảm thiểu rủi ro của các FDI

“Trong vòng 10 – 20 năm qua, Việt Nam đã trở thành cơ sở sản xuất quan trọng của các công ty Nhật Bản. Hầu như không có công ty nào nghĩ đến việc rời bỏ Việt Nam chỉ vì vài tháng khó khăn. Mặc dù họ sẽ phải điều chỉnh và cải thiện hệ thống sản xuất cho phù hợp tình hình mới. Các công ty Nhật Bản có thể sẽ giảm thiểu rủi ro bằng cách đẩy mạnh đa dạng hóa, phân tán hoạt động. Hoặc họ cũng có thể tăng cường đặt hàng bên ngoài và đi thuê nhà xưởng”. Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, nhận định.

Đồng tình rằng doanh nghiệp chưa thể di dời trong ngắn hạn. Nhưng Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc cho hay, đẩy nhanh tiêm vaccine. Và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh linh hoạt hơn. Bao gồm việc hạn chế cách ly, xét nghiệm với người đã tiêm 2 mũi. Không chỉ giúp Việt Nam củng cố thêm lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp. Mà còn sớm nắm bắt được cơ hội hấp thu thêm dòng vốn FDI mới vượt trội.

Xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng

“Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu quyết tâm đồng hành cùng Việt Nam trong thời điểm khó khăn này. EuroCham tin rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ lặp lại thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh như những đợt trước đây”. Ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, cho hay.

Xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng
Xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng

Bản thân các doanh nghiệp FDI xuất khẩu cũng chịu áp lực từ khách hàng thế giới. Khi không đáp ứng kịp thời được đơn hàng. Tuy nhiên, 8 tháng đầu năm, xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng tới 27,6% so với cùng kỳ, vốn FDI giải ngân cũng tăng 2%.

Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2021 vẫn ổn định

“Vì quý 4 thường là quý bứt phá của đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp. Cũng như công tác xúc tiến đầu tư của nhà nước. Nên khả năng thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2021 vẫn giữ được gam màu sáng. Với tổng vốn đăng ký cấp mới tương đương năm 2020. Nhưng vốn thực hiện có thể tăng hơn”, ông Phan Hữu Thắng, chuyên gia kinh tế, cho biết. Dự kiến vào cuối tuần này, Thủ tướng sẽ tiếp tục có buổi gặp gỡ. Với cộng đồng doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước. Để tiếp tục kịp thời cùng tháo gỡ khó khăn chung, trên tinh thần rủi ro chia sẻ, lợi ích hài hòa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *