Công tác giám sát khi xây nhà trong xây dựng là gì? Công việc giám sát bao gồm: giám sát tác giả (GSTG) của kiến trúc sư thiết kế, giám sát thi công (GSTC), do chủ đầu tư, hoặc đơn vị tư vấn do chủ đầu tư thuê trực tiếp thực hiện. Đối với giám sát TG, người thiết kế chỉ có mặt tại công trình khi thi công các công đoạn chính theo yêu cầu của chủ đầu tư, hoặc để xử lý các sai sót trong hồ sơ thiết kế xây dựng. Ngược lại, giám sát viên phải thường xuyên có mặt tại công trường, để theo dõi, giám sát, xử lý kịp thời các sự cố phát sinh và ghi nhật ký công trường.
Làm nhà là một việc quan trọng, nhiều gia đình có thể thuê dịch vụ trọn gói chìa khóa trao tay, nhưng Làm nhà cho mình thì tốt nhất gia chủ nên trang bị cho mình những kinh nghiệm để giám sát. Chuẩn bị làm nhà xin chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ chân thành không giấu giếm. Hy vọng bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ mang lại cho các bạn những điều thực sự bổ ích.
Mục Lục
Giám sát tác giả là gì?
KTS hoặc đại diện của KTS có quyền và trách nhiệm giám sát tác giả để đảm bảo công trình được thi công theo đúng thiết kế của họ, bao gồm cả việc giải thích về hồ sơ thiết kế với đơn vị thi công và giám sát thi công. Các công việc này được thực hiện theo một lịch trình được thỏa thuận với chủ đầu tư. Thường ở các công đoạn: Đào và xử lý móng, hoàn thành cốt thép và chuẩn bị đổ bê tông các cấu kiện chính, hoàn thiện các chi tiết quan trọng, … Chi phí cho giám sát tác giả thường đã nằm trong chi phí thiết kế, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.
Công tác giám sát khi xây nhà
Nhiệm vụ chính
– Kiểm tra công việc và chất lượng thi công của nhà thầu;
– Theo dõi vật tư, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng mức vật tư, tránh lãng phí hoặc không đảm bảo chất lượng;
– Tiến hành nghiệm thu từng hạng mục công việc, thúc đẩy thi công đảm bảo thực hiện đúng tiến độ;
– Kiểm tra thực hiện an toàn lao động;
Các hình thức
– Tự giám sát: Chủ nhà có thể là người “đóng vai” giám sát hoặc nhờ người thân đảm nhận việc giám sát nếu có chuyên môn và hiểu biết thật sự về xây dựng;
– Thuê công ty tư vấn giám sát: Đây là những đơn vị có chuyên môn và giấy phép hành nghề giám sát theo quy định luật pháp.
Các công việc phần móng:
+ Đào đất hố móng
+ San sửa nền hố móng bằng thủ công (Đập đầu cọc nếu có ép cọc)
+ Đổ bê tông lót móng, lót nền vệ sinh, bể nước,..
+ Gia công lắp dựng cốt thép đáy móng, cốt thép giằng móng, cốt thép cột chờ, cốt thép đáy bể nước (dầm đáy bể nước nếu có)
+ Gia công lắp dựng ván khuôn đáy móng, ván khuôn giằng móng, cổ cột, đáy, dầm đáy bể nước…
+ Đổ bê tông đáy móng, giằng móng, cột, đáy bể, dầm đáy bể
+ Xây tường móng, tường bể…
+ Trát tường bể nước, bể phốt… chống bể nước, bể phốt.
Vì sao cần bên giám sát công trình
Vì đây là bên thay mặt và bảo vệ quyền lợi chủ nhà đồng thời họ cũng đủ trình độ và chuyên môn để nói chuyện “kỹ thuật” với nhà thầu, đảm bảo thi công đúng chất lượng. Tuỳ thuộc vào gói thầu mà phần việc của giám sát có bao gồm giám sát vật tư hay là không.
Giá thuê giám sát như thế nào?
Chi phí thuê giám sát từ thường dao động trong khoảng 2% – 3% giá trị công trình. Đối với những công trình nhỏ có thể thỏa thuận theo mức lương tháng, tuần hoặc ngày. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên cập nhật thời giá từ các công ty tư vấn giám sát tại thời điểm thuê. Lưu ý:
– Bạn nên tránh việc thuê đơn vị giám sát do chủ thầu giới thiệu để đảm bảo tính khách quan. Hãy hỏi người thân hoặc tham khảo ý kiến từ kiến trúc sư thiết kế;
– Chỉ nên tự giám sát hay giao cho người thân nếu có đủ kiến thức về chuyên môn. Nếu không am tường về kỹ thuật. Không những không được việc mà bạn còn có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình.
Ngoài ra, một số đơn vị nhận xây nhà bỏ giá thấp để khách hàng thấy lợi và lựa chọn. Tuy nhiên, họ lại chọn vật liệu kém chất lượng để bù vào phần chênh lệch. Làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Tuy nhiên vẫn có nhiều nhà thầu với giá hợp lý. Và họ làm việc với cái tâm và trách nhiệm, nhưng hãy luôn nhớ. Tiền nào thì vải nấy!