Kinh nghiệm ngăn vết nứt tường chân chim khi thi công công trình

Vết nứt chân chim là tình trạng xuất hiện phổ biến ở những công trình và đây cũng là loại vết nứt phổ biến nhất trong các hạng mục xây dựng. Đặc điểm dễ thấy thường là rộng dưới 1mm, có hình dạng như chân chim. Đây thường là lớp nứt vữa trát tường chứ không giống như những loại vết nứt kết cấu ăn sâu vào bên trong. Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến những lớp phủ bề mặt tiếp theo. Một số nguyên nhân thường thấy là do chủ quan, có thể phòng tránh được nếu như thi công đúng kỹ thuật cũng như thực hiện các biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.

Ngoài ra tình trạng mưa và nước ngấm qua những vết nạn nứt sẽ tạo ra tình trạng thấm dột tường cũng như các hạng mục công trình khác. Nếu vết nứt chân chim xảy ra gia chủ có thể trám vết nứt bằng các vật liệu chống thấm đồng thời ngăn ngừa thấm do nước mưa. Để dự phòng tốt nhất gia chủ có thể tham khảo một số biện pháp giúp ngăn các vết nứt tường chân chim trong quá trình thi công công trình.

Nguyên nhân của tình trạng nứt tường chân chim

Tường bị nứt chân chim là tình trạng xuất hiện hầu hết ở các công trình. Theo các chuyên gia ngành xây dựng, nguyên nhân chính là lớp hồ vữa trên tường không đồng nhất trong quá trình xây tô. Ví dụ như:

– Tỷ lệ trộn xi măng với cát

– Thời gian xây tô không đồng nhất

– Cách thi công không giống nhau giữa các lần

Điều này sẽ tạo thành các khối vật liệu co ngót không đồng đều. Dưới tác động của thời tiết hoặc khi nền đất dịch chuyển nhẹ. Bên cạnh đó, lớp sơn phủ ngoại thất không có khả năng co giãn để theo kịp những thay đổi này. Dẫn tới làm tường ngoại thất bị những vết rạn nứt chân chim.

tường nứt
Tường bị nứt chân chim là tình trạng xuất hiện hầu hết ở các công trình

Cách khắc phục nứt tường chân chim

Nứt tường chân chim khá phổ biến có thể xuất hiện sau khi ngôi nhà vừa đi vào sử dụng. Ngay cả những căn hộ chung cư cao cấp cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Nếu không nắm rõ nguyên nhân và lựa chọn đúng nhà thầu uy tín ngôi nhà của chủ đầu tư có thể gặp tình trạng này. Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Có 4 cách ngăn nứt tường chân chim được giới thiệu dưới đây. Chủ đầu tư có thể dễ dàng tìm hiểu thông qua hình ảnh thi công của nhà thầu. Tránh trường hợp nứt tường rồi mới khắc phục có thể không hoàn toàn và tốn nhiều chi phí.

Thi công đố cửa từ gạch đinh

Nếu chủ đầu tư để ý thì vị trí tường nứt chân chim hay xuất hiện ở cửa đi, cửa sổ và phần chân tường. Bởi khi gia công lắp đặt cửa, thợ sẽ phải khoan, đục tường để bắt vít. Ảnh hưởng đến phần tường gạch ống. Gạch ống 4 lỗ không có khả năng chịu lực nếu bị nứt theo thời gian. Và do tác động lực của cửa sẽ gây ra hiện tượng nứt chân chim. Nhận ra vấn đề này nên có thể nâng cao tiêu chuẩn thi công bằng cách sử dụng gạch đinh để thi công cho đố cửa. Loại gạch đinh này thường được sử dụng cho những hạng mục yêu cầu cao về khả năng chịu lực và chống thấm. Ví dụ như tường chịu lực, tường bao, tường vệ sinh, tường móng, đố cửa, bể phốt…

Phần chân tường tiếp giáp với dầm sàn, cũng chịu một tác động của lực không nhỏ. Vì thế gia cố chân tường bằng gạch đinh cũng góp phần tăng tính kiên cố của tường bao. Chi phí gạch đinh cao hơn so với gạch ống 4 lỗ và gạch cháy. Đối với nhà thầu uy tín, mục tiêu xây nhà chất lượng để chủ đầu tư an tâm trong quá trình xây dựng. Vì thế tiêu chuẩn thi công luôn được cải thiện; còn đối với nhà thầu giá rẻ họ chú trọng nhiều vào việc giảm chi phí đầu vào. Mục đích để đưa ra đơn giá theo m2 thấp như vậy chất lượng ngôi nhà về lâu dài sẽ không đảm bảo.

thi công
Nâng cao tiêu chuẩn bằng cách sử dụng gạch đinh để thi công cho đố cửa

Sử dụng lưới mắt cáo

Kĩ thuật thi công ngày càng tiến bộ, nên hầu hết nhà phố hiện nay đều đi đường điện nước âm tường. Chứ không đi nổi gây mất thẫm mỹ như lúc trước. Để đi âm tường phải đục tường gạch đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến nứt tường chân chim sau này. Lưới mắt cáo hay còn gọi là lưới tô tường, được xem là giải pháp hiệu quả nhất. Giúp bảo vệ tường và sàn nhà khỏi những vết nứt tại vị trí mạch vữa. Nơi tiếp xúc của các loại bề mặt vật liệu có chất liệu, cấu trúc khác nhau.

Thành phần tạo nên lưới mắt cáo tô tường chính là thép không gỉ, niken, hợp kim nhôm. Cùng một số kim loại khác được kéo thành sợi với đường kính từ 0,3 mm đến 4,0 mm. Việc dùng lưới mắt cáo xây tô này đặc biệt thích hợp để tăng tính liên kết giữa gạch với xi măng. Hoặc các vị trí liên kết các cột bê tông với tường để tránh rạn nứt. Lưới mắt cáo như một lớp bảo về giúp lớp hồ dầu khi mới thi công. Giúp giữ được tính ổn định không bị dịch chuyển quá nhiều. Tránh tạo ra các khoảng hở bên trong, nguyên nhân chính gây nứt tường sau này.

Dùng đúng loại cát khi tô tường

Trong thi công sẽ có 3 loại cát phổ biến được dùng chủ yếu:

– Cát san lấp

– Cát mi – xây tô

– Cát vàng đổ bê tông hạt lớn

Cát san lấp được sử dụng chủ yếu trong quá trình san lấp hố móng có thể tận dụng lại đất đã đào khi san lấp mặt bằng. Cát mi – xây tô theo như tên gọi thì đây là loại cát sử dụng để tô tường chi phí thấp hơn nhiều so với cát bê tông loại 2 và cát vàng hạt lớn. Nhưng trên thực tế loại cát này có nhiều nhược điểm không phù hợp để xây tô như:

– Cát xây tô chứa nhiều tạp chất, bùn, sình lầy.

– Hạt cát xây tô rất mịn, nhỏ gây khó khăn cho công tác tô tường và trét bả matic sau này.

– Bề mặt tô trát hay bị rỗ, không bằng phẳng. Do hạt nhỏ không liên kết với vữa tô trát.

Để khắc phục tình trạng này, có thể sử dụng cát bê tông loại 2 để xây tô. Có hạt trung không lẫn tạp chất giúp cải thiện quá trình thi công tô trát tường, làm cho tường phẳng. Hạt cát bê tông loại 2 có kích thước lớn hơn giúp liên kết vữa với nhau hạn chế gây nứt tường sau này.

Hạt cát
Để khắc phục nứt chân chim, có thể sử dụng cát bê tông loại 2 xây tô

Dùng bả matic với loại sơn nước phù hợp

Như đã nói ở trên, nếu sử dụng cát xây tô – hạt mịn, quá nhỏ khi trét và xả bả matic lớp vữa tô trát dễ bị tróc khi thợ trét matic làm phẳng bề mặt trước khi sơn. Nếu sơn trực tiếp lên bề mặt tường chỉ tô trát, khiến cho bề mặt nham nhở, không đạt tính thẩm mỹ rất dễ bong tróc sau này. Tác dụng của bả matic là để tạo bề mặt mịn cho lớp sơn lăn lên sẽ đẹp hơn. Thế nên bả matic càng ít lần càng tốt, càng mỏng càng tốt. Không quan trọng là bả mấy lần thấy đủ mịn màng phẳng phiu là được. Bả mactic theo thời gian sẽ khô kết dính lớp vữa bề mặt tăng tuổi thọ hạn chế nứt tường.

Tác dụng của sơn đóng góp một phần bảo vệ tường tô trát. Sau khi xả bột phải tiến hành sơn một lớp lót. Sau đó sơn hai lớp phủ mới đảm bảo bề mặt sơn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bả matic và sơn kém chất lượng với giá thành rất rẻ. Nếu sử dụng những loại này khó có thể đảm bảo chất lượng. Hiện tại, chúng tôi đang sử dụng bả matic của Joton và sơn tiêu chuẩn là maxilite. Là những vật tư tốt và có thương hiệu trên thị trường.

Nâng cao chất lượng thi công từng ngày nên sản phẩm đầu ra là ngôi nhà sẽ không xảy ra những lỗi này. Chủ đầu tư hoàn toàn có thể tham quan các công trình đã hoàn thiện. Và hỏi ý kiến chủ đầu tư cũ về uy tín của công ty để có thêm niềm tin khi giao trọn gói ngôi nhà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *