Giải pháp chống thấm nước nhà ở bằng gạch ốp tường

Hiện tượng nhà ở sau một thời gian sử dụng do nhiều yếu tố khác nhau tác động mà tường thường xuyên xảy ra tình trạng thấm nước. Nguyên nhân của hiện tượng thấm nước vào tường này là do đâu và giải pháp nào để khắc phục nó? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ nêu ví dụ một trường hợp điển hình anh Toàn – người có ngôi nhà bị thấm nước nặng nề đến nỗi phải bắt buộc phá bỏ lớp vữa.

Đồng thời biết được giải pháp chống thấm nước bằng gạch ốp tường  cho ngôi nhà mới. Biện pháp sử dụng gạch ốp tường chống thấm nước có thực sự sẽ mang đến hiệu quả không và cách thực hiện phương pháp này như thế nào. Cùng với đó là kết luận bằng các chia sẻ từ một kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao về trường hợp nhà ở của anh Toàn.

Thực trạng nhà bị thấm nước vào tường

Vào mùa mưa, hiện tượng thấm nước trong nhà phố, chung cư hay thậm chí cả những khu nhà ở cao cấp đang là vấn đề được quan tâm khá nhiều. Nhà mới xây được vài năm, nhưng tường và trần nhà đã bắt đầu có dấu hiệu ngấm nước, các mảng tường loang lổ, mỗi khi trời mưa thì có hiện tượng “dột nhẹ”. Vậy có biện pháp nào có thể khắc phục hoàn toàn vấn đề này không?

Xây nhà mới chưa được nửa năm nhưng anh Toàn (Hà Nội) đã muốn sửa nhà. Giải pháp ốp gạch bên ngoài các mặt tường để chống thấm khiến nhà anh trở nên xấu xí hơn. Gia đình tôi từng sống trong ngôi nhà ống 3 tầng ở một ngõ nhỏ thuộc quận Ba Đình. Nhà hàng xóm để ống thoát nước xả về phía tường nhà chúng tôi nên gia đình tôi phải đập bỏ lớp vữa của tường trong nhà để chống thấm ngược.

Thực trạng nhà bị thấm nước vào tường
Hiện trạng tường thấm nước thường xuất hiện vào mùa mưa

Quy trình sửa chữa, chống thấm

Đến giữa năm 2017, tôi mua một khu đất 45m2 (4,5x10m) ở quận Hoàng Mai. Nhà ở đầu ngõ nên có hai mặt thoáng, hai mặt giáp nhà hàng xóm. Chúng tôi phá ngôi nhà cấp 4 để xây nhà mới. Với ngôi nhà này, tôi đầu tư hơn cho việc chống thấm tường, trần. Tôi cũng dễ dàng sơn trát ngoại thất vì các khu đất lân cận còn trống.

Tại tầng một, trừ phía mặt tiền, tôi ốp ba mảng tường còn lại. Lớp gạch ốp cao 1,5m bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động của mưa gió. Chi phí cho hạng mục này hết gần 20 triệu. Bỏ ra nhiều thời gian và tiền bạc, tôi yên tâm nhà sẽ không bị thấm nữa. Dù hai nhà hàng xóm có bố trí thế nào thì nhà tôi cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Không giải quyết được tận gốc

Nhưng khi nhà hoàn thành, hàng xóm và người quen lại nói mảng tường ốp gạch giáp ngõ khiến bề ngoài nhà tôi trông như khu vệ sinh công cộng. Tôi chọn loại gạch bóng, có vân màu nâu. Trên diện tích hẹp, những ô gạch trông rất hài hòa nhưng khi ốp trên diện tích lớn, bức tường lại gợi liên tưởng đến khu WC.

Ban đầu, nghe ý kiến của mọi người, tôi chỉ bỏ ngoài tai. Nhưng có lần, tôi nghe thấy một cháu bé 10 tuổi nói với bố của cháu: “Con mở cửa ra ngoài đường, nhìn thấy tường nhà bác Toàn phía trước mà tưởng vào khu vệ sinh ở trường”. Tôi thấy bề ngoài ngôi nhà của tôi cũng xấu nhưng nếu sửa lại, tôi không đành lòng. Chẳng lẽ tôi vừa bỏ ra một đống tiền, sau 5-6 tháng lại phải bù thêm để sơn trát lại.

Lời khuyên từ kiến trúc sư chuyên môn

Lời khuyên từ kiến trúc sư chuyên môn
Sử dụng gạch chống thấm trong xây dựng nhà ở

Theo kiến trúc sư Việt Tùng, bên cạnh giải pháp dùng sơn và chất phụ gia. Nhiều gia đình còn chọn cách ốp gạch để chống thấm. Vẻ ngoài ngôi nhà nhờ đó sẽ luôn sạch sẽ, ít bị thấm. Nhờ hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mưa gió, bụi bẩn. Một nguyên nhân khác nằm ở vị trí các ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các góc tường, giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm sẽ từ bên dưới qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường chảy xuống bên dưới. Lâu ngày tường nhà bị thấm nước gây mục vữa lớp sơn nước. Tạo thành các mảng loang lổ và màu tường không đồng nhất.

Tuy nhiên giải pháp xây dựng này khá tốn kém về cả thời gian và tiền bạc. Hơn nữa, nếu gia chủ chọn loại gạch không phù hợp sẽ khiến nhà có cảm giác lạnh lẽo. Đặc biệt, loại gạch bóng nhẵn sẽ rất dễ gợi liên tưởng đến các khu vệ sinh. Với gia đình anh Toàn, anh chỉ cần ốp gạch ở hai mặt khuất, tiếp giáp với hàng xóm. Với mặt giáp ngõ, anh chỉ cần sử dụng sơn, phụ gia chống thấm để vừa tiết kiệm, vừa đảm bảo hiệu quả và thẩm mỹ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *