Giá nhà đất đã tăng vọt một cách chóng mặt tại nhiều thị trường bất động sản thế giới khiến người mua hoang mang, trong bối cảnh thế giới đang gồng mình để vượt qua sự suy thoái tồi tệ tất do đại dịch Covid-19 trong vòng 1 thế kỷ trở lại đây. Theo thống kê tại 37 quốc gia giàu có nằm trong tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giá bán nhà trong thực tế đã tăng lên chạm ngưỡng 7% trong vòng 1 năm qua, đây là mức tăng cao nhất được ghi nhận trong hai thập kỷ qua.
Đại dịch tồi tệ Covid-19 đã thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh, bên cạnh việc cắt giảm lãi suất khiến các khoản vay dễ tiếp cận hơn, kết hợp với giảm thuế mua nhà đã thúc đẩy nhu cầu mua nhà tăng lên đáng kể. Ông Richard Donnell cho biết, nếu người dân buộc phải ở nhà trong nhiều tháng liên tiếp, họ sẽ có suy nghĩ lại về những mong muốn cho ngôi nhà của mình, khi mọi người phải làm việc và học tập ở nhà thì cuộc chạy đua giành mái ấm tốt hơn sẽ bùng nổ rất nhanh.
Mục Lục
Nhiều người hoảng loạn vì giá nhà đất tăng vọt
Giá nhà đất tăng vọt tại nhiều nơi trên thế khiến người mua hoảng loạn. Ngay cả khi thế giới đang trải qua đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng cách đây gần 1 thế kỷ. Tại 37 nước giàu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Giá nhà trên thực tế đã tăng gần 7% (từ Quý 4/2019 đến Quý 4/ 2020). Mức tăng trưởng hàng năm cao nhất trong hai thập kỷ qua. Bà Kate Everett-Allen, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường nhà ở quốc tế. Của công ty tư vấn bất động sản Knight Frank (Anh) cho biết thêm tình trạng này sẽ “diễn ra cho đến hết năm nay và năm sau. Trước khi tạm lắng”, theo CNN.
Đại dịch đã khiến giá nhà đất tăng mạnh
Đại dịch là một bước ngoặt bất ngờ khiến giá nhà đất tăng mạnh. Việc cắt giảm lãi suất khiến các khoản vay thế chấp trở nên “phải chăng” hơn. Và việc tạm thời giảm thuế mua nhà ở một số thị trường đã thúc đẩy nhu cầu mua nhà. Ông Richard Donnell, Giám đốc nghiên cứu tại nền tảng bất động sản Zoopla của Anh. Cho biết: “Nếu bạn buộc người dân ở nhà trong nhiều tháng. Họ sẽ nhanh chóng xem xét lại những mong muốn về ngôi nhà của mình”. Khi mọi người phải làm việc hay học tập tại nhà. “Cuộc đua giành không gian” sẽ diễn ra rất nhanh.
Những người giàu ở một số nơi đã rời thành phố để tìm những ngôi nhà lớn hơn ở ngoại ô với nhiều không gian mở. Tình trạng tài chính của họ tốt hơn so với trước khi đại dịch xảy ra. Vì cắt giảm chi tiêu cho các kỳ nghỉ và ăn uống. Do đó, họ có thể chi nhiều hơn vào khoản mua nhà. Ông Henry Pryor, một môi giới ở Anh cho biết: “Mười hai tháng trước, mọi người đã hoảng loạng, đổ xô đi mua giấy vệ sinh vì sợ hết hàng. Đó cũng là cảm giác của chúng ta vào lúc này (trên thị trường nhà đất)”.
Giá nhà tại vương quốc Anh tăng cao nhất kể từ năm 2014
Giá nhà ở Anh đã tăng 8,5% vào năm 2020 so với năm 2019. Tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất kể từ năm 2014. Tại Mỹ, lượng nhà bán ra vào năm 2020 đạt mức cao nhất kể từ năm 2006. Giá nhà đã tăng 9% trong năm 2020 và vẫn đang trên đà tăng mạnh. Với giá trung bình của một ngôi nhà đạt mức cao lịch sử 329.100 USD vào tháng 3. Ông Hitesh Oberoi, Giám đốc điều hành của Công ty Info Edge với cổng thông tin bất động sản lớn nhất Ấn Độ. Cho biết: “Rất nhiều người muốn mua nhà lớn hơn. Họ cảm thấy rằng mình sẽ nhận nhận được những giao dịch tốt vì nền kinh tế đang tuột dốc”.
Sự can thiệp kịp thời từ chính phủ
Ở một số quốc gia, chính phủ đã và đang tìm cách để ngăn “cơn sốt” nhà ở. Giá nhà ở “các thành phố cấp 1” tại Trung Quốc bao gồm Bắc Kinh. Thâm Quyến, Thượng Hải và Quảng Châu tăng trung bình 12% vào tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Societe Generale cho biết: “Bắc Kinh đang quyết tâm hơn bao giờ hết trong công tác kiềm chế dùng đòn bẩy tài chính trong bất động sản thế giới”.
Bà Michelle Lam, chuyên gia kinh tế tại Societe Generale cho biết: “Hơn 30 thành phố, chiếm 1/5 tổng doanh số toàn quốc vào năm 2019, đã triển khai các biện pháp thắt chặt trọng yếu”.
Cô nói thêm: “Những biện pháp này bao gồm hạn chế mua và bán, hạn chế tín dụng, tăng thời gian lưu giữ nhà để được miễn thuế và vá các lỗ hổng thông qua các vụ ly hôn giả”. Trong quá khứ, một số cặp vợ chồng đã đệ đơn ly hôn để tránh bị giới hạn quyền sở hữu tài sản cho gia đình.