Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư này đã khiến thị trường bất động sản gần như “đóng băng”. Theo các chuyên gia, chỉ có đẩy nhanh chiến dịch vắc xin và sử dụng giấy thông hành vắc xin mới có thể cứu nguy được thị trường đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng như hiện nay.
Dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, thế nhưng thị trường BĐS vẫn có những điểm sáng nhất định. Khi số lượng dự án bất động sản và số lượng giao dịch đạt mức đáng kể. Dự kiến, nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát, lĩnh vực kinh doanh bất động sản sẽ nhanh chóng bứt phá. Hiện thị trường bất động sản Tp.HCM đang thu hút một lượng lớn dòng vốn ngoại. Các công ty và nhà đầu tư đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội để bứt tốc cho cuộc đua mới trong những tháng cuối năm 2021.
Mục Lục
Khó khăn, thuận lợi đan xen
Khó khăn
Theo báo cáo của Công ty cổ phần DKRA Việt Nam (DKRA VIETNAM, có trụ sở tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh), nguồn cung căn hộ tại thành phố Hồ Chí Minh quý II-2021 (khoảng 3.072 căn) tăng 21% so với quý I-2021. Thế nhưng thực chất thị trường chỉ sôi động từ tháng 4 đến giữa tháng 5-2021. “Từ giữa tháng 5 đến nay, hầu như không có giao dịch mua bán căn hộ phát sinh mới nào. Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”. Giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển (DKRA VIETNAM) Nguyễn Hoàng cho biết.
Tổng Giám đốc Công ty Đại Phúc Land (thành viên Vạn Phúc Group) Nguyễn Hương cho rằng: Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, doanh nghiệp bất động sản chấp nhận “hy sinh” quý III-2021. Nhằm để kiểm soát dịch bệnh. Cũng như kỳ vọng thị trường có thể hồi phục trở lại trong quý IV-2021. “Yếu tố dịch bệnh là bất khả kháng khiến thị trường bất động sản suy yếu nhất định. Sẽ mất thêm một khoảng thời gian để khôi phục lại các hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản”, bà Nguyễn Hương nhận định.
Thuận lợi
Theo các chuyên gia, dịch Covid-19 khiến giao dịch bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh có những khoảng thời gian trầm lắng. Từ nay đến cuối năm 2021, nếu dịch bệnh được kiểm soát, thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ hồi phục và bứt tốc. Thực tế cho thấy, tính từ đầu năm 2021 đến ngày 20-7, trong 3 ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh thì bất động sản đứng đầu với 13 dự án. Vốn đăng ký gần 127 triệu USD. Có 1.355 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thành lập. Điều này là tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai 2 dự án kết nối vùng. Với vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng cùng nhiều dự án hạ tầng khác. Như mở rộng quốc lộ 50, các tuyến đường vành đai; hay việc đề xuất xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với sân bay quốc tế Long Thành. Đây là những tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản. Tổng Thư ký VNREA phân tích thêm, hiện nay một số phân khúc BĐS vẫn duy trì. Và nếu kiểm soát được dịch bệnh thì sẽ phát triển nhanh. Đó là phân khúc nhà ở, BĐS công nghiệp, BĐS nghỉ dưỡng…
Cần có sự trợ giúp từ cải cách, chính sách
Mặc dù thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh có những tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc Công ty Đại Phúc Land Nguyễn Hương, để thị trường này tăng trưởng một cách thuận lợi trong ngắn hạn lẫn dài hạn, cần có sự cải cách mạnh mẽ về cơ chế, chính sách. “Bất động sản luôn là lĩnh vực có tỷ trọng cao. Có đóng góp lớn vào ngân sách và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu và sự quan tâm của nhà đầu tư, yếu tố tác động quan trọng giúp thị trường bất động sản hồi phục nhanh hơn chính là việc tháo gỡ các nút thắt về pháp lý”, bà Nguyễn Hương nhấn mạnh.
Kiến nghị hỗ trợ tín dụng, giãn thuế cho doanh nghiệp
Trong khi đó, theo Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA). Để tăng sức chống chịu và vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19, HoREA vừa kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng, UBND thành phố tháo gỡ, hỗ trợ 4 nội dung. Gồm hỗ trợ về chính sách tín dụng; chính sách thuế, tiền sử dụng đất; tạo cơ chế thông thoáng trong tiếp cận quỹ đất; ban hành quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở thương mại. Cụ thể, các DN BĐS mong muốn Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi suất cho vay.
Cụ thể là giảm khoảng 2%/năm đối với các khoản vay của các DN. Trong đó có DN BĐS, nhà đầu tư, khách hàng vay mua nhà. Đồng thời, các ngân hàng thương mại xem xét không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản vay đến hạn. Và quan trọng hơn là đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét, tạo điều kiện cho các DN BĐS được tiếp cận các khoản vay mới. Mục đích là để triển khai thực hiện dự án. Ngoài ra, HoREA cũng đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét cho nhà đầu tư, khách hàng mua nhà, mua sản phẩm BĐS được tiếp tục vay theo hợp đồng vay tín dụng đã ký.
Hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp là cần thiết
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, việc tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp bất động sản trong khuôn khổ chính sách, pháp luật sẽ giúp thị trường sớm phục hồi. Cũng như là nhanh lấy lại nhịp tăng trưởng. Qua đó đóng góp cho ngân sách lớn hơn, ổn định hơn.
Thời gian qua, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều buổi gặp gỡ với cộng đồng doanh nghiệp. Trực tiếp lắng nghe các vướng mắc để kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ. Theo đó, thành phố đang thực hiện cải cách hành chính trong việc đầu tư phát triển nhà ở. TP sẽ cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục; phát triển lành mạnh thị trường bất động sản theo hướng đấu giá quyền sử dụng đất; cung cấp công khai chỉ tiêu quy hoạch; phê duyệt hoặc thỏa thuận tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở…
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình cho biết: Đối với thị trường nhà ở, sắp tới thành phố sẽ ban hành các cơ chế tăng cường hợp tác quốc tế; thu hút, hỗ trợ tài chính nhằm tăng tính khả thi trong đầu tư; đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đồng thời bổ sung vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP của thành phố.