Kiến trúc mái Thái là một trong những xu hướng được nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn cho công trình nhà ở của mình. Đây là kiểu mái giúp tôn lên đường nét mang đậm hơi hướng truyền thống kết hợp hiện đại. Đồng thời mái Thái còn thể hiện vẻ đẹp thanh thoát, mang đến sự thanh thoát cho toàn bộ ngôi nhà.
Một tổng thể kiến trúc hài hòa nhờ vào sự kết hợp giữa những mẫu nhà phố hiện đại, vuông vức cùng sự mềm mại, nhịp nhàng của mái Thái. Sự kết hợp của hai kiểu dáng đối ngược nhưng lại tạo nên nét phá cách, độc đáo. Mái thái đa dạng về mẫu mã thiết kế cùng nhiều sự lựa chọn về vị trí không gian và chi phí xây dựng. Loại mái này có khả năng cách nhiệt tốt, giữ cho không khí trong căn nhà luôn mát mẻ, phù hợp với xu hướng xây dựng nhà hiện nay.
Mục Lục
Lợi ích sử dụng mái thái cho công trình
Mái thái hay con gọi là mái ngói thường được thi công chủ yếu là những mẫu nhà tân cổ điển, hoặc một số ít là mẫu nhà hiện đại. Trong quá trình thiết kế và thi công đã có rất nhiều khách hàng đặt câu hỏi thắc mắc về các phương án làm mái cho ngôi nhà của mình cho phù hợp với hình thức mái. Tùy nhu cầu sử dụng và chi phí xây dựng cũng như ưu nhược điểm của từng loại để chủ nhà có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất.
Mái thái có khả năng chống thẫm nước cực tốt nhờ vào độ dốc của mái. Khi vào những mùa mưa bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng nước mưa bị tồn đọng trên mái. Từ đó gây nên tình trạng thấm dột làm giảm tuổi thọ công trình. Có 2 hình thức thi công mái thái phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại có những ưu nhược điểm và chi phí xây dựng khác nhau. Qua đó gia chủ có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất.
Thi công với hệ vì kèo sắt
Có thể phương án này khá lạ lẫm đối với người chưa từng xây nhà. Nhưng đây là phương án thi công mái thái từ xưa đến nay khi kĩ thuật thi công chưa được nâng cao. Vì Kèo là một bộ phận của mái nhà. Có vai trò chống đỡ chịu lực cùng với xà gồ, kết nối mái nhà với những bộ phận khác như lito cầu phong. Không chỉ giúp mái nhà tạo độ dốc, tăng độ chắc chắn, kiên cố. Mặt khác làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngày xưa vì kèo thường làm bằng gỗ, nhưng ngày nay có thể sử dụng sắt hộp để thi công mà chi phí thấp. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được độ chắc chắn. Ngói sẽ được bắn vít trực tiếp vào hệ lito nếu sửa dụng ngói nhựa.
Ưu điểm
– Chi phí xây dựng sẽ giảm so với đổ BTCT rồi lợp ngói.
– Thời gian thi công nhanh.
– Dễ thi công.
Chi phí xây dựng sẽ thấp hơn chỉ tính 70% diện tích mái theo phương nghiêng thuộc về phần thô khi thi công hệ vì kèo. Vật tư ngói sẽ tính vào phần hoàn thiện nhà.
Nhược điểm
– Chống nóng không tốt.
– Có thể bị dột nếu lợp ngói không tốt.
– Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.
– Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.
Khu vực nông thông sẽ chọn thức thi công mái thái với hệ vì kèo. Vì chi phí thấp và thợ dễ dàng thi công; do đây là phương pháp từ xưa đến nay.
Thi công mái bê tông dán ngói
Khắc phục các nhược điểm của hình thức vì kèo, đổ bê tông dán ngói là phương pháp an toàn và hiệu quả hơn. Giống như đổ mái bằng bê tông cố thép tính 50% diện tích xây dựng thì đổ bê tông mái thái thợ sẽ xây tường bao, đóng vì kèo, cofffa tạo khuôn theo phương nghiêng và tiến hành đổ bê tông sàn mái như hình dưới đây.
Ưu điểm
– Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống.
– Chống nóng tốt.
– Có khả năng chống ồn tốt.
– Chống thấm đảm bảo lâu dài nhờ lớp bê tông.
– Tăng cường độ ổn định khi gặp gió bão lớn.
Nhược điểm
– Chi phí xây dựng cao.
– Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.
– Thời gian thi công khó và nguy hiểm.
– Khi thi công dán ngói thì yêu cầu bề mặt bê tông có độ phẳng cao, không được gồ ghề, cần tỉ mỉ hơn.
Nếu đổ bê tông dán ngói chi phí sẽ tính 100% diện tích xây dựng theo phương nghiêng. Nếu mái chỉ làm trang trí diện tích nhỏ hay ô văng che mưa cho ban công thì chênh lệch 30% phần thô. Điều đó sẽ không đáng kể so với ưu điểm của mái thái bê tông dán ngói mang lại. Và để tính chi phí cho mái thái cần biết chính xác diện tích mái. Bởi mái thái theo phương nghiêng diện tích sẽ luôn cao hơn so với mái bằng. Chính vì vậy, khi có thiết kế mới biết chính xác phần thi công mái sẽ là bao nhiêu; và khối lượng ngói cho mái thái cũng được tính toán chi tiết trong báo giá dự toán theo thiết kế và nhu cầu của khách hàng cho công trình xây dựng.